-
-
-
Tổng cộng:
-
Cách nấu nước dùng từ rau củ ngon ngọt
Nắm vững 10 bí quyết để có nước dùng từ rau củ đầy hương vị
Bạn vẫn có thể nấu được các món ăn chẳng những ngọt thanh lại còn đầy đủ giá trị dinh dưỡng mà chẳng cần dùng tới xương, thịt, đặc biệt mẹo nấu ăn này rất phù hợp với những người thường xuyên ăn chay. Cách nấu nước dùng từ rau củ vẫn có vị ngọt đậm đà nếu như bạn biết chế biến đúng cách. Dưới đây là 7 mẹ nhỏ để nồi nước dùng rau củ của bạn đầy đủ hương vị nhất.
Bí quyết để có nước dùng đầy đủ hương vị
Chọn rau củ gì?
Nguyên tắc cần nắm vững đầu tiên trong cách chế biến nước dùng đó là hầm kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau cùng một lúc sẽ mang đến hương vị đậm đà và đặc biệt hơn nhiều so với việc chỉ dùng một loại rau hay củ quả duy nhất. Trên thực tế, cà rốt, hành tây, tỏi tây, rau thì là, cần tây, hành lá, rau diếp, hành boa-rô, ớt chuông, cà tím, bí, măng tây, nấm, cà chua, đậu, lê, tảo biển, bí đỏ, nấm…đều có thể được kết hợp với nhau để nấu nước dùng.
Hầm nhiều loại rau củ khác nhau cùng lúc sẽ cho nước dùng đậm đà
Và cho dù có dùng bất cứ nguyên liệu gì thì bạn nên nhớ rằng chỉ các loại rau củ quả còn tươi ngon mới cho ra nước dùng ngọt và thơm hấp dẫn.
Bên cạnh rau củ thì các loại thảo mộc như húng quế, rau mùi tây, lá hương thảo, kinh giới, húng tây, thì là, hẹ, húng chanh, hạt tiêu, gừng, hạt nhục đậu khấu, lá chanh…cũng có thể cho vào nồi nước dùng nhằm làm tăng hương vị cho món ăn.
Cách nấu nước dùng từ rau củ cũng đơn giản và khá “dễ dãi” bởi vì hầu như bất cứ nguyên liệu nào cũng có thể hầm chung với nhau được nếu muốn, thậm chí nó sẽ tạo ra nhiều hương thơm và mùi vị lạ khác nhau khiến bạn vô cùng thích thú nữa đấy. Thế nhưng, bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi kết hợp các nhóm nguyên liệu sao cho hợp lý và phù hợp với các món ăn. Bởi vì nếu kết hợp quá nhiều gia vị với nhau mà không tương thích trong cùng một loại nước dùng đôi khi sẽ đem lại kết quả không như mong muốn.
Tránh sử dụng khoai tây vì loại củ này khi chín sẽ tạo ra tinh bột hòa vào làm nước dùng bị đục. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế củ dền vì nó sẽ khiến cho nồi nước đỏ ngầu, tuy nhiên nếu bạn muốn món ăn có màu sắc thật cuốn hút thì củ dền là một lựa chọn không tồi tí nào. Đồng thời tránh sử dụng atiso vào hầm vì nó có thể làm át mùi của các nguyên liệu khác.
Cắt nhỏ rau củ ra
Khi đã chọn được các loại nguyên liệu rau củ phù hợp với nhau để nấu nước dùng thì bạn nên dành thời gian cho việc cắt rau củ. Nhằm tối đa hóa hương vị rau củ, bạn nên cắt các nguyên liệu này thành dạng quân cờ nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc của chúng với nước, từ đó tinh chất ngọt từ chúng sẽ dễ dàng được thoát ra ngoài và hòa lẫn vào nước dùng.
Một lưu ý rằng, tuy dùng các nguyên liệu khác nhau thế nhưng rau củ vẫn nên được cắt với cùng một kích thước.
Cắt nhỏ các loại rau củ quả ra
Phi sơ hoặc nướng rau củ
Mách bạn một mẹo nhỏ trong cách nấu nước dùng từ rau củ thơm ngon, hấp dẫn mà không phải ai cũng biết. Đó là trước khi cho rau củ vào nước để ninh thì bạn nên đảo sơ qua chúng với dầu ăn. Mục đích của việc này là làm tăng hương vị nước dùng đáng kể hơn so với việc chỉ cho trực tiếp vào nước đun mà không tiến hành sơ chế gì cả. Bên cạnh việc phi thơm rau củ quả, bạn cũng có thể rưới một lớp dầu ô liu rải đều lên rau củ, sau đó cho chúng vào trong lò nướng khoảng 15 phút với 200 độ C trước khi đem hầm trong nước lạnh.
Nên cho nấm vào nấu cùng
Một lựa chọn không tồi là bổ sung nấm vào nấu nước dùng. Nấm có chứa hàm lượng lớn chất acid glutamic, đây là loại bột ngọt được thiên nhiên ban tặng giúp tạo ngọt thanh mát cho nước dùng và giúp cho nước có vị đậm đà hơn rất nhiều. Ngoài nấm thì tảo biển cũng có thể đóng vai trò như thế, vì vậy nhiều người đã cho tảo biển vào hầm chung với các nguyên liệu rau củ quả khác chẳng những đem lại nước dùng ngon ngọt mà còn tạo hương vị đặc trưng cuốn hút.
Cho nấm vào ninh nước dùng là lựa chọn không tồi
Cà chua là một ý kiến tuyệt vời
Nếu bạn muốn nước dùng có màu sáng đẹp, chỉ nhìn thôi đã đủ kích thích vị giác người ăn rồi thì không thể thiếu cà chua. Chỉ cần cho 1-2 quả tùy vào lượng nước dùng cũng đủ tạo màu và vị chua nhẹ nhàng tăng hương vị cho món ăn rồi đó. Nếu thêm cà chua thì bạn nên bổ sung nó vào hầm sau cùng vì loại thực phẩm này dễ nhừ.
Cà chua làm tăng màu sắc nước dùng
Hãy bắt đầu với nước lạnh
Từng loại nguyên liệu sẽ có quá trình hòa tan hương vị ở các mức nhiệt độ khác nhau. Do đó, bạn nên dùng nước lạnh ngay từ đầu, sau đó nhiệt độ tăng dần nhằm đảm bảo mọi hương vị đều được chiết xuất ra hết tại các nhiệt độ thích hợp.
Hầm với lửa vừa
Nguyên tắc đúng nhất trong cách nấu nước dùng từ rau củ là phải hầm nguyên liệu trên ngọn lửa vừa. Vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến làm mất đi rất nhiều hương vị tinh hoa trong rau củ, Ngược lại, nếu hầm với ngọn lửa quả nhỏ sẽ khiến các tinh chất trong rau củ không thể thoát hết ra được.
Nên nếm nước dùng thường xuyên
Trong nấu ăn thì việc nêm nếm là thật sự quan trọng. Bạn hãy nếm nước dùng tại từng thời điểm khác nhau sẽ giúp bạn quyết định dừng việc hầm ở thời gian nào. Vì mỗi thời gian hầm lại mang đến hương vị khác biệt, thích hợp cho các món khác biệt.
Lưu trữ nước dùng
Khi đã hầm xong nước dùng trên ngọn lửa vừa trong khoảng 1-2 giờ, bạn tiến hành lọc lại nước qua rây để loại bỏ nguyên liệu và giữ lại nước trong. Trường hợp không nấu hết thì bạn có thể bảo quản, lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong 1 tuần trở lại hoặc đặt trong ngăn đông và dùng dần trong 3 tháng.
Lưu trữ nước dùng trong ngăn mát tủ lạnh
Thêm rượu vang
Thêm 2 muỗng rượu vang vào sau cùng cũng là cách không tồi để làm tăng hương vị hấp dẫn, độc đáo cho nước dùng. Việc này sẽ giúp cho nồi nước dùng của bạn mang mùi thơm đặc trưng, hứa hẹn mang lại món ăn ngon miệng, kích thích.
Bỏ túi các cách nấu nước dùng từ rau củ
Bài viết này xin giới thiệu đến bạn 2 cách nấu nước dùng từ rau củ thay cho ninh xương các bạn có thể tham khảo dưới đây.
Ninh nước ngọt từ rau củ
Với cách cách nấu nước dùng từ rau củ này, bạn sẽ cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
– Chuẩn bị 2-3 cân củ quả các loại khác nhau bao gồm một số loại củ quả trong các loại sau (tùy vào từng mùa), nên chọn rau củ được nuôi trường theo hướng hữu cơ hay tự nhiên nhằm đảo bảo an toàn thực phẩm:
– Củ su hào, củ cải, củ su su, củ đậu, mướp, đậu đỗ tươi, cuống bắp cải
– Cho thêm 1-2 củ hành tây
– Lõi bắp ngô hoặc bắp ngô non
– Cho ít cà rốt để ko bị nồng nước
– Cho thêm vài lõi mía để nước dùng có vị ngọt thanh.
Các loại củ quả đem gọt vỏ, rửa sạch và thái thành hình bao diêm đều nhau, cho hết vào nồi rồi đổ sấp nước. Đun đến khi nước sôi thì cho ít muối (dương) để giúp rút bớt chất ngọt (âm) từ rau quả ra. Tiếp đến, cho thêm nước nguội vào ninh nhỏ lửa, thông thường 2-3kg củ quả sẽ cho được 5 lít nước cốt. Thế nhưng bạn chỉ nên để 2/3 nồi nước và ninh nhừ 4-6 tiếng nhỏ lửa, để hé vung thì mới chuyển thành cao củ quả, các chất ngọt trong củ quả được chuyển hóa tốt hơn.
Khi ninh xong, các loại củ quả đã nhừ hết rồi thì bạn có thể ép lấy nước hay vớt ra. Để nguội sau đó đóng vào hộp cấp đông dùng dần.
Cách ninh nước dùng ngọt từ rau củ
Ninh nước dùng từ nấm đông cô, phổ tai
Trong cách nấu nước dùng từ rau củ này bạn chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu như sau:
– Lấy 4-6 miếng phổ tai ngâm trong nước 4 tiếng.
– Một cây nấm đông cô, rửa sạch và cũng ngâm trong nước.
– Rong biển.
Cho cả nước ngâm phổ tai, nấm và rong biển vào nồi ninh trong 2 tiếng. Nhớ rắc thêm chút muối. Nước dùng tạo ra sẽ có vị ngọt của nấm đông cô, rong biển. Phổ tai vốn không bị tanh nên bạn sẽ có một nồi nước dùng thơm mùi nấm để nấu các món mì miso, canh miso, canh phổ tai bí đỗ…
Nước dùng từ nấm đông cô, rong biển, phổ tai
Sau khi ninh xong, bạn có thể thái mỏng nấm đông cô và xào nấu các món ăn. Còn phổ tai cắt nhỏ sợi, ngâm với ớt thái và chút tamari căn kèm cơm hoặc cháo rất ngon.